• banner__2_15938cc5c5
  • banner_00a56
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tài nguyên thiên nhiên

1.Tài nguyên đất:
 
Tổng diện tích đất tự nhiên: 911232.45 ha
- Đất nông nghiệp:
Đất trồng cây hàng năm: 71180.18 ha
Đất trồng lúa: 29076.55 ha
Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi:539.75 ha
Đất trồng cây lâu năm: 6435.94 ha
- Đất lâm nghiệp: 398673.55 ha
Đất ở: 2756.88 ha
Đất chuyên dùng: 7871.21 ha
Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 413273.23 ha.

2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản vật liệu xây dựng: đây là loại khoáng sản không thể thiếu và rất quan trọng trong các công trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo vẻ đẹp mới đô thị. Loại khoáng sản này có tại hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Ngoài ra Lai Châu còn có đá phiến, đá vôi xi măng, cuội kết vôi, đá granit và một số loại đá xẻ khác…
Đối với đá phiến có tiềm năng, trữ lượng và tài nguyên dự báo (TNDB) cấp C1 + C2 + C3 = 14,2 triệu m3 đá phiến, các sản phẩm từ loại đá này được dùng làm đá lợp, đá ốp lát, đá phục vụ cho mỹ nghệ, trang trí được thị trường trong và ngoài nước sử dụng.
Đá vôi xi măng tập trung tại hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ, TNDB P2 hàng trăm triệu tấn. Sét xi măng tập trung trung tại huyện Tam Đường TNDB P2 trên 20 triệu tấn.
Cuội kết vôi thuộc hệ tầng Yên Châu, lớp cuội kéo dài 50 km, dày 2m dễ cưa, cắt.
Nhiên liệu khoáng:đã phát hiện hai điểm khoáng sản gồm than đá Nậm Than và Huổi Lá, hai điểm này có quy mô nhỏ, chất lượng than thuộc loại trung bình
Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molypden, đất hiếm; trong đó triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng, đồng.
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng đất hiếm lớn nhất ở nước ta; hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng và TNDB được tính là trên 21 triệu tấn TR­2O3.
Hiện đã ghi nhận 15 điểm quặng vàng, trong đó 01 điểm được đầu tư đánh giá và một điểm đang điều tra thăm dò.
Đồng : có 07 điểm quặng đồng trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 điểm được điều tra đánh giá năm 2005.
Sắt đã phát hiện và điều tra 3 điểm quặng, đa số có hàm lượng sắt thấp, quy mô nhỏ.
Chì kẽm đã ghi nhận 4 điểm trên diện tích của tỉnh, trong đó có 01 điểm được đánh giá.
Molybden trên diện tích của tỉnh đã ghi nhận một điểm quặng và đo vẽ địa chất ở tỉ lệ 1:50.000.
Khoáng chất công nghiệp: gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và TNDB quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF­2.
Nước khoáng nóng: có tiềm năng lớn về nguồn nước khoáng, nước nóng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm trong đó có 7 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ >500 C, còn lại là nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.
 
3. Tài nguyên du lịch:

* Tài nguyên du lịch tự nhiên: với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…
- Những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều núi cao trên 1.700m ở khu vực Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp, Tà Tổng… như đỉnh Pu Tà Tổng cao 2.109m, Pu Sa Leng cao 3.096m thích hợp với du lịch mạo hiểm. Núi, đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, tạo nên nhiều cao nguyên cao trên 1.000m khí hậu trong lành mát mẻ như các cao nguyên: Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San rất phù hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Sông, suối có nhiều thác ngềnh, dòng chảy lưu lượng lớn như sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu… Nhiều hồ được tạo ra, như: Huổi Quảng, Bản Chát (Than Uyên), Nậm Hằng (Mường Tè), Đông Pao, Chu Va (Tam Đường)…
- Các hang động như: động Hương Sơn, Tiên Sơn, hệ thống động Tiên Sơn khu PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung, Nậm Tun (Phong Thổ), động Ông Tiên (Sìn Hồ), hang dơi Hua Bum (Mường Tè), hang Che Bó (Than Uyên)…, thác Tắc Tình (Tam Đường) ngoài thắng cảnh đẹp, nhiều hang động còn là những điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh. Dọc sông Đà với các nhà mái đá đen, bản dân tộc nguyên sơ luẩn khuất bên những đỉnh núi cao vút, thực sự tạo cảnh đẹp thơ mộng với du lịch cảnh quan sông nước trên thuyền.
- Có nhiều suối nước nóng, nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, như: Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ), Nà Đon, Tiên Bình, Nà Đông, Thèn Sin (Tam Đường), Vàng Bơ, Mường Khoa (Than Uyên), Pắc Ma (Mường Tè)…
* Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu phỉ thời chống Pháp; đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè - nơi giam giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng (như cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ), miếu Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng ở huyện Phong Thổ; bia Lê Lợi (bia Cổ Hoài Lai), dinh thự vua Thái bù nhìn Đèo Văn Long ở thượng nguồn sông Đà thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ… là những điểm du lịch nhân văn có giá trị.
Đến nay, đã có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là bia Lê Lợi (Sìn Hồ) và động Tiên Sơn (Tam Đường), có 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh: dinh thự Đèo Văn Long, núi Đá Ô (Sìn Hồ), miếu Nàng Han, hang Thắm Tạo (Phong Thổ).
Lai Châu là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích minh chứng nền văn minh của người Việt cổ tại nhiều hang động. Các nhà khoa học đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đã mới tại hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ)… Gần đây qua khảo sát, khai quật còn tìm thấy nhiều hiện vật tại các khu vực dọc sông Đà. Hệ thống các di chỉ khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hóa và hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên), hội Hoa Ban của người Thái, lễ hội Cơm mới của người La Hủ, lễ hội Gầu Tào của người H’Mông, lế hôi Xên Mường, Căm Mường của người Lào, lễ hội Lập Tịch của người Dao, lễ hội Bun Vốc Nặm của người Lự, lễ hội Bắt Cá của người Kháng; lễ Cúng Bản của người Cống, lễ Cơm mới của người La Hủ, các hội Tủ Cải, đánh cù, bắn nỏ, ném còn… Hát quan làng trong đám cưới của người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe, múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người H’Mông. Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy…
Các món ăn, đồ uống có tính đặc sản như: mật ong Mường Tè, rượu ngô Sùng Phài, cơm lam, Cáp Long (cá suối ướp chua) món nướng chấm nậm pịa của người Thái. Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh, như: mây tre đan ở Sìn Hồ, Mường Tè; miến dong ở Tam Đường; dệt thổ cẩm ở thị xã Lai Châu, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, rèn, chạm bạc ở Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè… Những sản phẩm đặc sắc của núi rừng Tây Bắc với bí quyết kiểu dáng riêng, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách./.


Nguồn:thanhpho.laichau.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.098
Hôm qua : 1.494