Tuyên truyền, kiểm tra, bắt giữ và xử lý gia súc thả rông trên địa bàn thành phố năm 2023
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất không để xảy ra tình trạng gia súc thả rông trong khu dân cư, khu công cộng, trên đường phố; nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn cảnh quan môi trường công cộng, bảo vệ cây xanh, lập lại trật tự mỹ quan trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng thành phố Lai Châu xanh - sạch - đẹp, văn minh và thân thiện môi trường. Ngày 15/3/2023, UBND thành phố ban hành Kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra, bắt giữ và xử lý gia súc thả rông trên địa bàn thành phố năm 2023.
Theo đó, Thành phố thành lập tổ kiểm tra, bắt giữ và xử lý gia súc thả rông trên địa bàn thành phố, thực hiện kiểm tra, bắt giữ, tổ chức nuôi nhốt và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý vi phạm đảm bảo quy định.
UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra thường xuyên. Tổ kiểm tra phân công theo nhóm, kiểm tra theo khu vực, tuyến đường 4 lần/ngày (vào đầu giờ và cuối giờ mỗi buổi làm việc). Trường hợp đặc biệt có thể kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố.
Lực lượng chức năng phường Quyết Tiến kiểm tra, bắt giữ chó thả rông trên địa bàn phường.
Khi các nhóm kiểm tra phát hiện có chó, mèo thả rông không có người chăn dắt, không đeo rọ mõm thì chụp ảnh, tổ chức săn bắt và lập biên bản làm việc. Nếu phát hiện gia súc là trâu, bò, ngựa, dê thả rông ngoài đường và nơi công cộng thì chụp ảnh, ghi hình, báo Tổ trưởng thuê đội săn bắt đến bắt và lập biên bản. Trường hợp xác định được chủ nuôi, thì mời về phường lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính; yêu cầu chủ nuôi thực hiện nộp phạt, nhận lại gia súc. Nếu chủ nuôi không ký hoặc không nộp phạt thì UBND xã, phường lập biên bản tạm giữ tang vật, tạm giữ phương tiện (tạm giữ gia súc). Đồng thời thuê phương tiện chở về khu nuôi nhốt tập trung của thành phố (tại bản Gia khâu 1, xã Sùng Phài).
Trường hợp không xác định được chủ nuôi, lập biên bản làm việc vắng chủ, lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (tạm giữ gia súc, vật nuôi) và thực hiện như trường hợp xác định được chủ nuôi. Đồng thời, gửi thông báo về thông tin của gia súc đã bắt giữ đến tổ trưởng tổ dân phố, bản nơi có gia súc tạm giữ; thông báo trên truyền thanh thành phố, xã, phường; niêm yết công khai tại UBND xã, phường theo quy định. Thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời gian tạm giữ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ.
Đối với chó, mèo thả rông: Trong vòng 48 giờ kể từ lần thông báo thứ nhất trên truyền thanh thành phố, xã, phường nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì UBND thành phố hoặc UBND xã, phường ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; ban hành quyết định thanh lý và thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản, thực hiện tổ chức bán tài sản hoặc tiêu hủy theo quy định.
Chó thả rông trên địa bàn thành phố bị bắt giữ và xử lý theo quy định.
Đối với gia súc là trâu, bò, ngựa, dê thả rông: Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, sẽ tiến hành bán đấu giá, thanh lý tài sản.
Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, sẽ ban hành quyết định bán đấu giá, thanh lý tài sản.
Sau đây là một số hành vi vi phạm hành chính liên quan đến việc chăn thả gia súc, động vật nuôi, mức phạt theo một số điều tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Các chi phí chủ gia súc phải chi trả như sau: